Sông Nho Quế nhìn từ Mã Pì Lèng (Ảnh – Gordon Le Hoang) |
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.
Trên đèo Mã Pì Lèng (Ảnh – hachi8) |
Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra. Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pí Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung là một “Tượng đài Địa chất”. Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ mà muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất hơn một ngày đường.
Địa điểm Phượt Hà Giang
- Cung HN- HG 2 ngay 3 đêm
- Cung HN - HG 3 ngày 4Đêm
- Cung HN - HG - Ba Bể
- Khách Sạn -Nhà Nghỉ
- Món ngon Hà Giang
- Xe Khách - Hà Giang
- Cửa khẩu Thanh Thủy
- Chợ Phiên xã Quyết Tiến
- Cổng Trời & Núiđôi Quan Bá
- Cao Nguyên đá Đồng Văn
- Sủng Là
- Thị Trấn Phó Bản
- Cột Cờ Lũng Cú
- Dinh Vương
- Phố Cổ Đồng Văn
- Đèo Mã Lì Pi Lèng
- Sơn vị - Xín Cái -Thượng Phùng